Nhiệm vụ và quyền hạn Ủy_ban_Kiểm_tra_Thành_ủy_Hà_Nội

Ủy ban Kiểm tra Thành ủy có quyền hạn và trách nhiệm sau:

  • Tham mưu giúp Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành uỷ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; về những giải pháp nhằm giữ vững nguyên tắc sinh hoạt Đảng, tăng cường kỷ cương của Đảng, chủ động phòng ngừa vi phạm kỷ luật của tổ chức đảng và đảng viên.Báo cáo việc kỷ luật, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành uỷ.Chủ động tham gia ý kiến và kiến nghị những vấn đề liên quan đến công tác cán bộ và cán bộ thuộc diện Tỉnh uỷ quản lý.
  • Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, chương trình công tác kiểm tra, giám sát trong nhiệm kỳ, hàng năm, 6 tháng; sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra giám sát,; triệu tập và chỉ đạo hội nghị cán bộ kiểm tra toàn thành phố.
  • Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng do Điều lệ Đảng quy định và Quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ:Kiểm tra đảng viên kể cả cấp uỷ viên cùng cấp, khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.Kiểm tra tổ chức Đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.Giám sát Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố (Thành ủy viên), cán bộ diện Ban Thường vụ Thành uỷ, các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc cho Thành ủy, tổ chức đảng cấp dưới về thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và đạo đực lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.Giải quyết đơn thư tố cáo với tổ chức Đảng cấp dưới và đảng viên thuộc diện Thành uỷ quản lý theo quy định của Ban Thường vụ Thành uỷ.Xem xét, kết luận, quyết định hoặc đề nghị cấp uỷ thi hành kỷ luật; giải quyết khiếu nại kỷ luật theo thẩm quyền do Điều lệ Đảng quy định theo ban và hướng dẫn của Uỷ Kiểm tra Trung ương.Kiểm tra tài chính của cấp uỷ cấp dưới và của cơ quan tài chính cấp uỷ cùng cấp.
  • Khi tiến hành công tác kiểm tra, giám sát có quyền yêu cầu tổ chức Đảng và đảng viên báo cáo tình hình, cung cấp tài liệu về những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra, yêu cầu các tổ chức Đảng có liên quan phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát.
    Khi xem xét, kết luận, xử lý kỷ luật phải đảm bảo công minh, chính xác, kịp thời và chịu trách nhiệm đối với các kết luận, quyết định đó.
  • Phối hợp với các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc cho Thành uỷ, các tổ chức Đảng và cơ quan có liên quan giúp Thành uỷ kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng [1].
  • Thành viên Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ được dự các cuộc họp của ban Chấp hành đảng bộ thành phố (trừ những hội nghị Ban Chấp hành cần bàn riêng), Ban Thường vụ cấp uỷ trực thuộc thành phố Hà Nội, ban cán sự đảng, đảng đoàn các ngành, đoàn thể thành phố. Việc cử cán bộ cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ đến dự các cuộc họp của cấp uỷ, Ban Thường vụ cấp uỷ trực thuộc thành phố Hà Nội, ban cán sự đảng, đảng đoàn của các ngành, đoàn thể thành phố và các tổ chức Đảng, các đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát do Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ quy định.
  • Quyết định những vấn đề về tổ chức, bộ máy, cán bộ của cơ quan giúp việc theo quy định của Ban Thường vụ Thành uỷ. Bộ máy giúp việc phải được tổ chức chặt chẽ, có đủ chất lượng tín nhiệm và làm việc, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được Thành ủy và Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ giao.

Liên quan